[Wiki] Toán tử trong C++
Toán tử - Operators /'ɔpəreitə/
Once introduced to variables and constants, we can begin to operate with them by using operators. //đoạn này a @ltd dịch hộ e phát :trollface:
-
Toán tử gán (=)
Định nghĩa: - toán tử này cho phép gán một giá trị cho biến
x=69; // gán giá trị 69 cho biến x.
y=5;
x=y; // lúc này giá trị của x được thay thế bởi giả trị của y ( =5).
x=y=z=10; // gán giá trị 10 cho cả ba biến x,y,z.
- phép gán luôn được viết theo chiều từ phải sang trái, không được viết ngược lại.
69=x; // cách viết như này là sai.
Ví dụ:
x = 5;
y = 2 + x;
// cách viết trên tương đương với cách viết như sau:
y = 2 + (x = 5);
-
Toán tử toán học (+, -, *, /, %)
+: phép cộng - addition /ə'diʃn/
-: phép trừ - subtraction /səb'trækʃn/
*: phép nhân - multiplication /,mʌltipli'keiʃn/
/: phép chia - division /di'viʤn/
%: chia lấy phần dư - modulo /ˈmɒdʒ əˌloʊ/
Ví dụ:
a=5+2; // kq = 7.
b=5-3; // kq = 2.
c=2*2; // kq = 4.
d=6/2; // kq = 3.
e=6%5; // kq = 1.
- Toán tử gán kết hợp (+=, -=, *=, /=, %=, >>=, <<=, &=, ^=, |=)
x+=5; // tương đương với x=x+5;
y%=3; // tương đương với y=y%3;
gia *= dv + 1; // tương đương với gia=gia*(dv+1);
-
Toán tử tự tăng, tự giảm (++, --)
- toán tử ++ : tăng thêm một đơn vị.
- toán tử --: giảm đi một đơn vị.
- hai toán tử trên có thể sử dụng như một tiền tố hoặc hậu tố.
Ví dụ:
//VD1:
x = 3;
y = ++x; //tiền tố
// kết quả x = 4, y =4
//VD2:
x = 3;
y = x++; //hậu tố
// kết quả x = 4, y =3
Ở VD1, giá trị được gán cho y là giá trị của x sau khi được tăng. Trong khi đó ở VD2 lại là giá trị của x trước khi được tăng.
- **Toán tử so sánh ( ==, !=, >, <, >=, <= )**
== - so sánh bằng.
!= - so sánh khác.
> - so sánh lớn hơn.
< - so sánh nhỏ hơn.
>= - so sánh lớn hơn hoặc bằng.
<= - so sánh nhỏ hơn hoặc bằng.
Ví dụ:
(7 == 5) // false
(5 > 4) // true
(3 != 2) // true
(6 >= 6) // true
(5 < 5) // false
-
Toán tử logic ( !, &&, || )
! - phép phủ định.
&& - phép và.
|| - phép hoặc.
!(6==9)
// 6==9 là false, nhưng phủ định nên kết quả biểu thức là true.
(<biểu thức 1> && <biểu thức 2>)
// cả hai biểu thức cùng true thì kết quả là true. trường hợp một trong hai biểu thức là false thì kết quả là false.
(<biểu thức 1> || <biểu thức 2>)
// một trong hai biểu thức là true thì kết quả là true. trường hợp cả hai biểu thức cùng false thì kết quả là false.
...
P/s: còn nhiều quá, ai rảnh vào http://www.cplusplus.com/doc/tutorial/operators/ làm tiếp nhé